Cất cánh chưa đầy 30m, chiếc máy bay điều khiển trị giá 10.000 USD đã đâm rầm xuống mặt đất, vỡ tan.
Chiếc máy bay điều khiển phản lực cơ Rafale M.01 gầm rít lao trên đường băng rồi bay vút lên không trung. Khi vừa đạt độ cao chừng 30m, nó quay ngoắt lại 180 độ, hạ xuống thật thấp với tốc độ trên 200 km/giờ, rồi bằng động tác ngửa bụng đón nắng, Nhưng... “ầm”, một âm thanh chát chúa vang lên, chiếc máy bay trị giá trên 10.000 USD đâm sầm xuống đất, vỡ tan.
Ngàn vạn mua... sở thích
Chiếc Rafale M.01.
Chủ nhân của chiếc Rafale M.01 là ông Green, người Bỉ, một doanh nhân có công ty tại Thủ Đức (TP HCM), đã không thể nén được nỗi thất vọng, co chân đá bung mặt đất. Cái buổi sáng chủ nhật "định mệnh" vào đầu tháng 6, ông lái chiếc Ford Escape chở 3 máy bay điều khiển từ xa, trong đó có chiếc đến "sân bay" Khu công nghiệp Đức Hòa (Long An) để "thỏa chí tang bồng". Nhưng gió quá lớn, lại bạt ngang nên không thể bay được. Vài người cùng chơi máy bay mô hình thấy vậy đã mời Green về một "sân bay" ở Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM để bay vì thuận hướng gió. Không kìm được nỗi đam mê, ông Green "OK" luôn và thu xếp hành lý qua Hóc Môn để rồi... bi kịch xảy ra.
Theo giới chơi máy bay mô hình, phản lực cơ là "hàng hiếm" và chiếc Rafale M.01 của ông là độc nhất vô nhị ở Việt Nam, nó được mang từ Bỉ qua và có giá trên 10.000 USD. Còn Green, gương mặt thất thần, bàn tay run run cẩn thận gom xác "cục cưng" của mình vào miếng bạt lớn khiêng ra xe mà không thể hiểu vì sao lại ra nông nỗi này...
Ông Green không hiểu được vì với thâm niên chơi máy bay mô hình từ nhỏ và trong một gia đình chơi "gia truyền", ông chưa bị cú tai nạn nào "quá hớp" như thế. Chiếc Rafale M.01 đã tung hoành trên bầu trời Việt Nam từ mấy năm nay và trước khi bay, ông đã cẩn thận kiểm tra từng con ốc, thay xăng, đo sức gió, đo độ ẩm... Nhưng công phu mấy, kinh nghiệm mấy cũng không thể lường hết được rủi ro. Trong buổi sáng chủ nhật cùng ngày, Thân, một dân chơi có không dưới 3 năm chinh phục bầu trời, cũng mất một chiếc máy bay cánh quạt, trị giá hơn 500 USD trên sân Đức Hòa. Đang bay ngon trớn, chiếc máy bay của Thân bỗng bổ nhào xuống đất. Hai chiếc Honda lập tức được điều đi tìm và mang về một đống gỗ, nhựa bầy hầy... Phương Nghi, một tay chơi cả máy bay và xe đua mô hình cười: "Tính đến nay, em đã rơi... 4 chiếc rồi. Không như xe đua, máy bay hễ tai nạn là thiệt hại nặng".
Hoài Phi, chủ một sân tập xe đua và máy bay điều khiển từ xa tại Hóc Môn, cho Thanh Niênbiết hiện ở TP HCM có hơn 200 người chơi xe hơi, máy bay mô hình, tập trung chủ yếu ở 4 câu lạc bộ (CLB) Ty 1, Lê Minh Xuân, Nguyễn Toy, Thành Long. Mỗi CLB đều có sân tập riêng, như Ty 1 và Lê Minh Xuân ở Hóc Môn, Thành Long ở Q7... để cuối tuần các thành viên tụ tập về thi thố tài năng.
Phương tiện di chuyển của các thành viên đa phần là xe hơi, chở trên đó những chiếc máy bay điều khiển hoặc xe đua mô hình đắt giá. Giá một chiếc máy bay hay xe đua loại thường bán tại TP HCM không dưới 400 USD, chưa kể bộ điều khiển. Đó là vốn đầu tư tối thiểu mà một dân chơi muốn bước vào lĩnh vực này phải bỏ ra. "Hàng rao bán nguyên chiếc ở các cửa hàng đa số xuất xứ từ Đài Loan. Nhưng đó chỉ để dành cho những người mới tập. Dân chuyên nghiệp không bao giờ xài hàng ráp sẵn", Dương Đức Thắng, tay đua 28 tuổi, 3 lần vô địch giải đua xe đua mô hình ở TP HCM, tiết lộ.
Thông thường, các dân chơi chuyên nghiệp sử dụng hàng Nhật, đi săn lùng từng thứ phụ tùng, linh kiện như khung xe, máy, bộ điều khiển... rồi về tự lắp ráp lại, nên giá thành một chiếc xe, máy bay lên đến ngàn đô. Cá biệt, chiếc MBX5 của Hoài Phi có giá đến 2.000 USD, tốc độ tối đa trên 100 km/giờ. "Nó là loại xe đứng đầu đường đua địa hình, từng vô địch thế giới. Tất cả các bạc đạn trong chiếc MBX5 đều bằng ceramic thay vì bằng nhôm như những xe khác, còn ti phuộc nhún làm bằng titan (xe thường làm bằng nhôm 7075, loại mà theo Phi dùng để làm máy bay trực thăng)", Phi tự hào nói về "con" xe của mình.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Không phải cứ có tiền là có thể trở thành tay đua kiệt xuất, lơ mơ là thành "kiệt sức" như chơi. Phương châm các dân chơi máy bay, xe mô hình thuộc lòng là 50 - 50 (phương tiện quyết định 50%, con người quyết định 50%). Dương Đức Thắng là trường hợp điển hình. 6 năm trước, khi mới nhập môn Thắng chơi máy bay. "Rơi mấy chiếc mà vẫn không có tên tuổi gì nên em quyết định chuyển qua xe hơi", Thắng kể. Lúc đầu, gom từng chi tiết, rồi lấy máy của máy bay cũ ráp vào thành một chiếc xe đua, nhưng chỉ để luyện chứ không thể "chiến". Gặp nhau trên sân tập và thấy Thắng mê xe, lại rành về kỹ thuật, Hoài Phi mời về làm kỹ thuật viên và trở thành "tay đua số 1" của sân mỗi khi "xung trận". Xe tốt cộng người hay, Thắng đã 3 lần vô địch trong số 4 lần dân chơi ở TP HCM tổ chức giải.
Việc chính của Thắng bây giờ là có mặt ở sân để hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên đến tập. Nhưng những tay chơi ở sân Ty 1 hình như không cần nhiều đến sự trợ giúp kỹ thuật. Bởi lẽ mỗi người đều là một "kỹ sư" lành nghề về xe, máy bay mô hình. "Trước mỗi cuộc chơi, tay đua phải đưa xe vào gara để cân chỉnh, kiểm tra kỹ thuật, nhiên liệu... Làm riết nên rành luôn máy móc xe", Phương Nghi vừa nói vừa chỉ những thùng đồ nghề với đủ tuốc-nơ-vít, kìm, đồng hồ đo điện... mà các tay đua mang theo để minh chứng.
Theo cha mẹ từ nước ngoài về Việt Nam làm ăn và đang còn là học sinh vì mới 15 tuổi, nên James đi chơi phải có tài xế chở đi, nhưng nói về xe đua mô hình thì các tay chơi gọi James là "con ma". Chiếc Bazooka của James đang chơi trị giá khoảng 800 USD, tốc độ tối đa 90 km/giờ. "Toàn đồ Nhật zin, em tìm mua và tự ráp đấy!", James tự hào khoe. Ngay sau đó, nhận lời thách thức của tay chơi tên Thái, cả hai mang xe ra sân và bắt đầu đua. Hai chiếc xe gầm rú lao trên nền sân đất với tốc độ gần trăm km/giờ, khói bụi mịt mù, khét lẹt. Đến cuối sân, cả hai cùng thắng chúi đầu, xoay 180 độ rồi lại kéo hết ga lao như tên bắn bay qua chướng ngại vật. Rầm! Cú va mạnh vào nhau trên không làm xe của James bật ngửa xuống đất, gẫy trục trước. Nhìn James vội vã nhảy xuống bục điều khiển chạy đến ôm chiếc Bazooka vào săm soi, ánh mắt buồn so mới thấy hết niềm đam mê của “con ma” trẻ tuổi nhất làng.
Ước mơ vượt qua biên giới...
29 tuổi, con một chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bơ có tiếng ở TP HCM, từng du học tại Úc và có đến 3 bằng chuyên môn, trong đó có bằng thạc sĩ thương mại mạng, nhưng Hoài Phi lại lao theo đam mê chơi xe mô hình. Mở cửa hàng kinh doanh xe, máy bay mô hình, rồi bỏ tiền tỷ ra để làm sân tập, sân bay... Hoài Phi bảo cốt là để có chỗ cùng bạn bè vui vẻ cuối tuần, thỏa chí đam mê tốc độ để “đừng đứa nào lao vào mấy động lắc”.
“Điều khiển một chiếc xe chạy cả trăm km/giờ, kèn cựa nhau từng mét, rồi làm những cú bay, xoay 360 độ ngoạn mục... anh sẽ thấy sướng như thế nào. Nói thật, tụi tôi có thể chơi hoặc ngồi cùng nhau cả ngày nói về xe mà không chán. Nhiều đêm nằm ngủ còn mơ thấy xe, gặp bạn bè tính chuyện gì cũng quy ra... phụ tùng xe!”, Phi hào hứng. Tuy nhiên, trong câu chuyện của mình, Phi không giấu được nỗi khát khao vượt qua biên giới so tài cùng bè bạn: “Tôi đã nhiều lần đi xem đua xe mô hình quốc tế. Mỗi đội đua có 10 người với giải thưởng hàng chục ngàn USD. Muốn tranh tài, các tay đua Việt Nam cần phải được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng hơn và phải có sân bãi tiêu chuẩn, tổ chức các giải theo luật chơi quốc tế. Tôi cũng đang dự kiến sẽ đầu tư một sân đua xe gầm thấp, trị giá khoảng 50.000 USD...”.
Đem chuyện tâm huyết của Phi kể cho ông Vimar Nguyễn, giám đốc một công ty chuyên sản xuất thân máy bay điều khiển từ xa xuất khẩu, thì ông bảo đó không phải là mơ ước viển vông. Theo ông Vimar Nguyễn, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu thân máy bay mô hình đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, nhưng lại chưa có quy chế quản lý hoạt động môn chơi này. “Dù đã có mô hình CLB, nhưng những người chơi máy bay, xe đua mô hình ở Việt Nam vẫn chỉ là tự phát. Trong khi tại nhiều nước, đây là một môn thể thao được Nhà nước khuyến khích bằng cách cho sử dụng đất công làm sân thi đấu... Bên cạnh ta là Thái Lan năm nào cũng tổ chức giải đấu quốc tế, quy tụ rất nhiều tay đua và du khách. Phát triển môn chơi này cũng là góp phần phát triển du lịch”, ông Vimar Nguyễn nhận định.
Ngoài tiền mua bộ phương tiện, các tay chơi còn tốn một khoản chi phí không nhỏ cho mỗi buổi chơi. Đức Thắng cho biết, loại xe đua mô hình hiện sử dụng nhiên liệu metanol, giá 50 - 150 ngàn đồng/lít, mỗi xe xài 4-5 lít nhiên liệu/ngày là chuyện thường. Đó là chưa kể tiền phụ kiện (pin mồi, dầu nhớt bôi trơn...) và đặc biệt là chi phí sửa chữa hỏng hóc. Mỗi lần sửa chữa, tiền công được tính 70.000 đồng, tiền linh kiện tính riêng, trong khi chuyện đụng nhau, đâm vào rào chắn khi chơi là chuyện... thường tình.
*Một số tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Ngàn vạn mua... sở thích
Chủ nhân của chiếc Rafale M.01 là ông Green, người Bỉ, một doanh nhân có công ty tại Thủ Đức (TP HCM), đã không thể nén được nỗi thất vọng, co chân đá bung mặt đất. Cái buổi sáng chủ nhật "định mệnh" vào đầu tháng 6, ông lái chiếc Ford Escape chở 3 máy bay điều khiển từ xa, trong đó có chiếc đến "sân bay" Khu công nghiệp Đức Hòa (Long An) để "thỏa chí tang bồng". Nhưng gió quá lớn, lại bạt ngang nên không thể bay được. Vài người cùng chơi máy bay mô hình thấy vậy đã mời Green về một "sân bay" ở Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM để bay vì thuận hướng gió. Không kìm được nỗi đam mê, ông Green "OK" luôn và thu xếp hành lý qua Hóc Môn để rồi... bi kịch xảy ra.
Theo giới chơi máy bay mô hình, phản lực cơ là "hàng hiếm" và chiếc Rafale M.01 của ông là độc nhất vô nhị ở Việt Nam, nó được mang từ Bỉ qua và có giá trên 10.000 USD. Còn Green, gương mặt thất thần, bàn tay run run cẩn thận gom xác "cục cưng" của mình vào miếng bạt lớn khiêng ra xe mà không thể hiểu vì sao lại ra nông nỗi này...
Ông Green không hiểu được vì với thâm niên chơi máy bay mô hình từ nhỏ và trong một gia đình chơi "gia truyền", ông chưa bị cú tai nạn nào "quá hớp" như thế. Chiếc Rafale M.01 đã tung hoành trên bầu trời Việt Nam từ mấy năm nay và trước khi bay, ông đã cẩn thận kiểm tra từng con ốc, thay xăng, đo sức gió, đo độ ẩm... Nhưng công phu mấy, kinh nghiệm mấy cũng không thể lường hết được rủi ro. Trong buổi sáng chủ nhật cùng ngày, Thân, một dân chơi có không dưới 3 năm chinh phục bầu trời, cũng mất một chiếc máy bay cánh quạt, trị giá hơn 500 USD trên sân Đức Hòa. Đang bay ngon trớn, chiếc máy bay của Thân bỗng bổ nhào xuống đất. Hai chiếc Honda lập tức được điều đi tìm và mang về một đống gỗ, nhựa bầy hầy... Phương Nghi, một tay chơi cả máy bay và xe đua mô hình cười: "Tính đến nay, em đã rơi... 4 chiếc rồi. Không như xe đua, máy bay hễ tai nạn là thiệt hại nặng".
Hoài Phi, chủ một sân tập xe đua và máy bay điều khiển từ xa tại Hóc Môn, cho Thanh Niênbiết hiện ở TP HCM có hơn 200 người chơi xe hơi, máy bay mô hình, tập trung chủ yếu ở 4 câu lạc bộ (CLB) Ty 1, Lê Minh Xuân, Nguyễn Toy, Thành Long. Mỗi CLB đều có sân tập riêng, như Ty 1 và Lê Minh Xuân ở Hóc Môn, Thành Long ở Q7... để cuối tuần các thành viên tụ tập về thi thố tài năng.
Phương tiện di chuyển của các thành viên đa phần là xe hơi, chở trên đó những chiếc máy bay điều khiển hoặc xe đua mô hình đắt giá. Giá một chiếc máy bay hay xe đua loại thường bán tại TP HCM không dưới 400 USD, chưa kể bộ điều khiển. Đó là vốn đầu tư tối thiểu mà một dân chơi muốn bước vào lĩnh vực này phải bỏ ra. "Hàng rao bán nguyên chiếc ở các cửa hàng đa số xuất xứ từ Đài Loan. Nhưng đó chỉ để dành cho những người mới tập. Dân chuyên nghiệp không bao giờ xài hàng ráp sẵn", Dương Đức Thắng, tay đua 28 tuổi, 3 lần vô địch giải đua xe đua mô hình ở TP HCM, tiết lộ.
Thông thường, các dân chơi chuyên nghiệp sử dụng hàng Nhật, đi săn lùng từng thứ phụ tùng, linh kiện như khung xe, máy, bộ điều khiển... rồi về tự lắp ráp lại, nên giá thành một chiếc xe, máy bay lên đến ngàn đô. Cá biệt, chiếc MBX5 của Hoài Phi có giá đến 2.000 USD, tốc độ tối đa trên 100 km/giờ. "Nó là loại xe đứng đầu đường đua địa hình, từng vô địch thế giới. Tất cả các bạc đạn trong chiếc MBX5 đều bằng ceramic thay vì bằng nhôm như những xe khác, còn ti phuộc nhún làm bằng titan (xe thường làm bằng nhôm 7075, loại mà theo Phi dùng để làm máy bay trực thăng)", Phi tự hào nói về "con" xe của mình.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Không phải cứ có tiền là có thể trở thành tay đua kiệt xuất, lơ mơ là thành "kiệt sức" như chơi. Phương châm các dân chơi máy bay, xe mô hình thuộc lòng là 50 - 50 (phương tiện quyết định 50%, con người quyết định 50%). Dương Đức Thắng là trường hợp điển hình. 6 năm trước, khi mới nhập môn Thắng chơi máy bay. "Rơi mấy chiếc mà vẫn không có tên tuổi gì nên em quyết định chuyển qua xe hơi", Thắng kể. Lúc đầu, gom từng chi tiết, rồi lấy máy của máy bay cũ ráp vào thành một chiếc xe đua, nhưng chỉ để luyện chứ không thể "chiến". Gặp nhau trên sân tập và thấy Thắng mê xe, lại rành về kỹ thuật, Hoài Phi mời về làm kỹ thuật viên và trở thành "tay đua số 1" của sân mỗi khi "xung trận". Xe tốt cộng người hay, Thắng đã 3 lần vô địch trong số 4 lần dân chơi ở TP HCM tổ chức giải.
Việc chính của Thắng bây giờ là có mặt ở sân để hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên đến tập. Nhưng những tay chơi ở sân Ty 1 hình như không cần nhiều đến sự trợ giúp kỹ thuật. Bởi lẽ mỗi người đều là một "kỹ sư" lành nghề về xe, máy bay mô hình. "Trước mỗi cuộc chơi, tay đua phải đưa xe vào gara để cân chỉnh, kiểm tra kỹ thuật, nhiên liệu... Làm riết nên rành luôn máy móc xe", Phương Nghi vừa nói vừa chỉ những thùng đồ nghề với đủ tuốc-nơ-vít, kìm, đồng hồ đo điện... mà các tay đua mang theo để minh chứng.
Theo cha mẹ từ nước ngoài về Việt Nam làm ăn và đang còn là học sinh vì mới 15 tuổi, nên James đi chơi phải có tài xế chở đi, nhưng nói về xe đua mô hình thì các tay chơi gọi James là "con ma". Chiếc Bazooka của James đang chơi trị giá khoảng 800 USD, tốc độ tối đa 90 km/giờ. "Toàn đồ Nhật zin, em tìm mua và tự ráp đấy!", James tự hào khoe. Ngay sau đó, nhận lời thách thức của tay chơi tên Thái, cả hai mang xe ra sân và bắt đầu đua. Hai chiếc xe gầm rú lao trên nền sân đất với tốc độ gần trăm km/giờ, khói bụi mịt mù, khét lẹt. Đến cuối sân, cả hai cùng thắng chúi đầu, xoay 180 độ rồi lại kéo hết ga lao như tên bắn bay qua chướng ngại vật. Rầm! Cú va mạnh vào nhau trên không làm xe của James bật ngửa xuống đất, gẫy trục trước. Nhìn James vội vã nhảy xuống bục điều khiển chạy đến ôm chiếc Bazooka vào săm soi, ánh mắt buồn so mới thấy hết niềm đam mê của “con ma” trẻ tuổi nhất làng.
Ước mơ vượt qua biên giới...
29 tuổi, con một chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bơ có tiếng ở TP HCM, từng du học tại Úc và có đến 3 bằng chuyên môn, trong đó có bằng thạc sĩ thương mại mạng, nhưng Hoài Phi lại lao theo đam mê chơi xe mô hình. Mở cửa hàng kinh doanh xe, máy bay mô hình, rồi bỏ tiền tỷ ra để làm sân tập, sân bay... Hoài Phi bảo cốt là để có chỗ cùng bạn bè vui vẻ cuối tuần, thỏa chí đam mê tốc độ để “đừng đứa nào lao vào mấy động lắc”.
“Điều khiển một chiếc xe chạy cả trăm km/giờ, kèn cựa nhau từng mét, rồi làm những cú bay, xoay 360 độ ngoạn mục... anh sẽ thấy sướng như thế nào. Nói thật, tụi tôi có thể chơi hoặc ngồi cùng nhau cả ngày nói về xe mà không chán. Nhiều đêm nằm ngủ còn mơ thấy xe, gặp bạn bè tính chuyện gì cũng quy ra... phụ tùng xe!”, Phi hào hứng. Tuy nhiên, trong câu chuyện của mình, Phi không giấu được nỗi khát khao vượt qua biên giới so tài cùng bè bạn: “Tôi đã nhiều lần đi xem đua xe mô hình quốc tế. Mỗi đội đua có 10 người với giải thưởng hàng chục ngàn USD. Muốn tranh tài, các tay đua Việt Nam cần phải được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng hơn và phải có sân bãi tiêu chuẩn, tổ chức các giải theo luật chơi quốc tế. Tôi cũng đang dự kiến sẽ đầu tư một sân đua xe gầm thấp, trị giá khoảng 50.000 USD...”.
Đem chuyện tâm huyết của Phi kể cho ông Vimar Nguyễn, giám đốc một công ty chuyên sản xuất thân máy bay điều khiển từ xa xuất khẩu, thì ông bảo đó không phải là mơ ước viển vông. Theo ông Vimar Nguyễn, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu thân máy bay mô hình đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, nhưng lại chưa có quy chế quản lý hoạt động môn chơi này. “Dù đã có mô hình CLB, nhưng những người chơi máy bay, xe đua mô hình ở Việt Nam vẫn chỉ là tự phát. Trong khi tại nhiều nước, đây là một môn thể thao được Nhà nước khuyến khích bằng cách cho sử dụng đất công làm sân thi đấu... Bên cạnh ta là Thái Lan năm nào cũng tổ chức giải đấu quốc tế, quy tụ rất nhiều tay đua và du khách. Phát triển môn chơi này cũng là góp phần phát triển du lịch”, ông Vimar Nguyễn nhận định.
Ngoài tiền mua bộ phương tiện, các tay chơi còn tốn một khoản chi phí không nhỏ cho mỗi buổi chơi. Đức Thắng cho biết, loại xe đua mô hình hiện sử dụng nhiên liệu metanol, giá 50 - 150 ngàn đồng/lít, mỗi xe xài 4-5 lít nhiên liệu/ngày là chuyện thường. Đó là chưa kể tiền phụ kiện (pin mồi, dầu nhớt bôi trơn...) và đặc biệt là chi phí sửa chữa hỏng hóc. Mỗi lần sửa chữa, tiền công được tính 70.000 đồng, tiền linh kiện tính riêng, trong khi chuyện đụng nhau, đâm vào rào chắn khi chơi là chuyện... thường tình.
*Một số tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
0 Nhận xét