Sở hữu một chiếc máy bay điều khiển từ xa chất lượng là mơ ước của không ít người. Nhưng chi phí để sở hữu chúng thường không nhỏ chút nào ...
Hiện nay có rất nhiều loại máy bay điều khiển từ xa được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, thông thường những người chơi máy bay mô hình lâu năm thường rất ít khi mua trọn bộ máy bay được lắp ráp sẵn, bởi ngoài niềm đam mê với các đường bay, họ còn có một đam mê nữa, đó là được tự mình lắp ráp, chế tạo một chiếc máy bay hoàn chỉnh đóng mác của riêng mình. Anh Phước Bảo (một thành viên lâu năm của nhóm bay Đông Bắc Sài Gòn) đã chia sẻ về những điều kiện cơ bản để có thể sở hữu một chiếc máy bay mô hình. Chúng ta hãy cùng anh tìm hiểu cách "độ" một chiếc máy bay mô hình như thế nào nhé!
Anh Bảo đang cân chỉnh lại độ cân bằng của chiếc máy bay chuồn chuồn do anh tự thiết kế
Khi đã nắm vững nguyên lý, bất cứ mô hình nào cũng có thể bay
Theo anh Bảo: "Thông thường những ai đã trót đam mê máy bay mô hình thì sẽ rất ít khi mua nguyên chiếc máy bay ráp sẵn bán ngoài tiệm. Bởi ngoài thú chơi, họ còn có niềm đam mê về kỹ thuật, khí động học, điện tử... Do đó họ thường tự mua từng bộ phận, chi tiết về tự thiết kế rồi đem đi biểu diễn với nhau. Đối với dân "bay", đây cũng là một niềm tự hào nho nhỏ. Hơn nữa, giá thành của một mô hình máy bay tự lắp ráp và thiết kế sẽ rẻ hơn rất nhiều so với một chiếc máy bay được bày bán trong các cửa hàng".
Chiếc máy bay của chú Mười, một thành viên lâu năm trong nhóm Đông Bắc Sài Gòn. Để thiết kế chiếc máy bay này, chú đã bỏ ra hơn 1 tháng để làm khung, sau đó lại đi tìm những linh kiện điện tử rời về tự lắp bộ điều khiển. Điều đặc biệt là chiếc máy bay này được thiết kế hoàn toàn bằng kinh nghiệm và trình độ của chủ nhân mà không hề có một bản vẽ hay một hướng dẫn kỹ thuật nào.
Tuy nhiên, với những bạn mới bắt đầu có ý định nhập môn, nếu không muốn hoặc không có đủ điều kiện mua nguyên chiếc máy bay nhập từ nước ngoài về thì cũng không nên vội vàng mua các linh kiện, bộ phận về tự lắp. Bởi rất có thể do chưa nắm vững những nguyên tắc cơ bản, cộng thêm sự chào mời giới thiệu của các cửa hàng bán linh kiện rời, bạn sẽ bị mua nhầm, thiếu hoặc thừa nhiều chi tiết.
Tốt nhất, bạn hãy tìm một ai đó có kinh nghiệm về mô hình, hoặc chịu khó tìm hiểu kỹ về kỹ thuật rồi sau đó hãy đi mua những thứ cần thiết.
Khi đã nắm vững được những lý thuyết cơ bản về mô hình, khí động học, lực bay, mô tơ, tỷ lệ... Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế riêng cho mình những kiểu dáng độc đáo theo phong cách riêng mà vẫn có thể bay được. Và có lẽ yếu tố này cũng là lý do khiến thú chơi mô hình trở nên cuốn hút đến vậy.
Một mô hình bay với 4 cánh quạt, được các thành viên thiết kế riêng dùng để đặt camera quay lại các hoạt động từ trên không.
Tự mình thiết kế một mô hình máy bay như thế nào?
Bạn không tự tin vào độ khéo tay của mình? Không sao cả! Bạn hoàn toàn có thể lên mạng hoặc tìm mua các sách báo về kỹ thuật và copy các bản vẽ theo ý mình. Những bản vẽ này sẽ kèm theo hướng dẫn đầy đủ để bạn có thể từng bước lắp ráp hoàn chỉnh, kể cả việc lắp ráp máy điều khiển. Có nhiều sách báo đề cập đến vấn đề này là những nguồn thông tin rất tốt.
Gỗ Balsa luôn là lựa chọn số 1 để thiết kế mô hình
Thông thường người ta hay chọn gỗ Balsa để thiết kế vỏ hoặc phần khung của mô hình bởi tính chất nhẹ và xốp của gỗ. Bạn nên chọn loại keo chắc chắn, khô chậm, cho phép bạn có thì giờ chỉnh sửa trong quá trình lắp ráp. Một trong những loại tốt nhất là Titebond. Loại này khô chậm nhưng cực kỳ chắc chắn và dễ đánh giấy nhám sau khi đã khô cứng. Tất cả những chỗ nối chịu áp lực lớn như mối nối giữa cánh hay vách ngăn máy nên dùng loại keo này.
Một điểm quan trọng bạn nên chú ý là sự ăn khớp ngay ngắn của cánh. Việc canh cho cánh được ngay thẳng đóng vai trò quyết định trong sự ổn định và tính cách tàu khi bay.
Thông thường vị trí đặt động cơ (hoặc bộ pin điện) sẽ đặt cho cân với 1/3 cánh máy bay
Động cơ cơ bản của máy bay mô hình
Lọai động cơ chủ yếu người chơi mô hình thường dùng hiện nay là loại một xilanh, có bugi, sử dụng xăng là hỗn hợp metanol, nidro, và thầu dầu. Hầu hết các bộ phận được làm bằng nhôm đúc, tiện hoặc gia công bằng máy. Các chiếc máy nhỏ này có thể tạo ra lực đẩy đáng nể, thay đổi tùy theo kiểu và cỡ máy. Một động cơ điển hình và kinh tế có thể tạo ra công suất tương đương 1,1 sức ngựa (HP) khi hoạt động ở 11.500 vòng/phút (RMP). Một động cơ kiểu đua tốc độ có thể đạt 2,4 HP ở vận tốc 20.000 RPM. Các chi tiết máy của các động cơ cơ bản như nhau.
Thiết kế của động cơ có ảnh hưởng đến công suất, độ tin cậy cũng như tuổi thọ của nó. Trục máy có bạc đạn hay không. Sự bào mòn thường xảy ra giữa pit-tông với xi-lanh, trục máy và bạc thau hay bạc đạn. Hiện nay, nhiều động cơ thuộc loại ABC, pit-tông nhôm, lòng xi-lanh áo crôm. Sự kết hợp này thường cho phép động cơ hoạt động bền bỉ nhiều giờ không trục trặc nếu được bảo dưỡng đúng cách. Các động cơ dùng bạc đạn (vòng bi) cho trục cánh quạt thường có công suất cao hơn 25% và bền hơn.
Và những đồ nghề cần thiết khi đi bay
Các thiết bị cần thiết để cất cánh một tàu huấn luyện có thể rất rẻ tiền. Chỉ cần một số thứ cơ bản là đã đủ để một chiếc máy bay cất cánh, nhưng nếu có thêm vài thứ khác thì có thể làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn.
- Glow plug driver: thường gọi là pin mồi, dùng để làm nóng bu-gi để đề máy
- Chicken stick: Giò gà, que (thường có bọc cao-su) dùng để quay cánh quạt cho máy nổ
Pin mồi được cắm vào bugi làm nóng và giò gà quay cánh quạt đề
- Nhiên liệu: pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất động cơ (tại các cửa hàng bán đồ chơi mô hình thường có bán)
- Thiết bị bơm xăng: dùng để bơm xăng vào mô hình
- 4-way wrench khóa kết hợp (chữ thập): dùng mở bu-gi, bù-lon cánh quạt
- Tool box: thùng đồ nghề đựng các dụng cụ trên
Thùng đồ nghề đựng những vật dụng cơ bản
Những món này có giá khoảng 50$ (Giá tham khảo tại một số shop). Giá này có thể hơi khác tuỳ nhãn hiệu và chỗ bán. Có thể cần thêm một số vặn vít, kềm, khoá...cho việc bảo trì trên sân.
Hộp đồ nghề có nhiều giá nhưng cũng có thể tự chế tạo từ những vật liệu có sẵn. Có thể chế tạo thùng đồ nghề đơn giản hay hơi phức tạp một chút từ nhiều bản vẽ phù hợp với nhu cầu.
... Và bay
Hy vọng bài viết này sẽ thực sự có ích cho những ai đang có ý định trở thành một "phi công" dưới mặt đất. Hãy để đam mê của mình cất cánh thật cao nhé.
Anh Bảo đang cân chỉnh lại độ cân bằng của chiếc máy bay chuồn chuồn do anh tự thiết kế
Khi đã nắm vững nguyên lý, bất cứ mô hình nào cũng có thể bay
Theo anh Bảo: "Thông thường những ai đã trót đam mê máy bay mô hình thì sẽ rất ít khi mua nguyên chiếc máy bay ráp sẵn bán ngoài tiệm. Bởi ngoài thú chơi, họ còn có niềm đam mê về kỹ thuật, khí động học, điện tử... Do đó họ thường tự mua từng bộ phận, chi tiết về tự thiết kế rồi đem đi biểu diễn với nhau. Đối với dân "bay", đây cũng là một niềm tự hào nho nhỏ. Hơn nữa, giá thành của một mô hình máy bay tự lắp ráp và thiết kế sẽ rẻ hơn rất nhiều so với một chiếc máy bay được bày bán trong các cửa hàng".
Chiếc máy bay của chú Mười, một thành viên lâu năm trong nhóm Đông Bắc Sài Gòn. Để thiết kế chiếc máy bay này, chú đã bỏ ra hơn 1 tháng để làm khung, sau đó lại đi tìm những linh kiện điện tử rời về tự lắp bộ điều khiển. Điều đặc biệt là chiếc máy bay này được thiết kế hoàn toàn bằng kinh nghiệm và trình độ của chủ nhân mà không hề có một bản vẽ hay một hướng dẫn kỹ thuật nào.
Tuy nhiên, với những bạn mới bắt đầu có ý định nhập môn, nếu không muốn hoặc không có đủ điều kiện mua nguyên chiếc máy bay nhập từ nước ngoài về thì cũng không nên vội vàng mua các linh kiện, bộ phận về tự lắp. Bởi rất có thể do chưa nắm vững những nguyên tắc cơ bản, cộng thêm sự chào mời giới thiệu của các cửa hàng bán linh kiện rời, bạn sẽ bị mua nhầm, thiếu hoặc thừa nhiều chi tiết.
Tốt nhất, bạn hãy tìm một ai đó có kinh nghiệm về mô hình, hoặc chịu khó tìm hiểu kỹ về kỹ thuật rồi sau đó hãy đi mua những thứ cần thiết.
Khi đã nắm vững được những lý thuyết cơ bản về mô hình, khí động học, lực bay, mô tơ, tỷ lệ... Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế riêng cho mình những kiểu dáng độc đáo theo phong cách riêng mà vẫn có thể bay được. Và có lẽ yếu tố này cũng là lý do khiến thú chơi mô hình trở nên cuốn hút đến vậy.
Một mô hình bay với 4 cánh quạt, được các thành viên thiết kế riêng dùng để đặt camera quay lại các hoạt động từ trên không.
Tự mình thiết kế một mô hình máy bay như thế nào?
Bạn không tự tin vào độ khéo tay của mình? Không sao cả! Bạn hoàn toàn có thể lên mạng hoặc tìm mua các sách báo về kỹ thuật và copy các bản vẽ theo ý mình. Những bản vẽ này sẽ kèm theo hướng dẫn đầy đủ để bạn có thể từng bước lắp ráp hoàn chỉnh, kể cả việc lắp ráp máy điều khiển. Có nhiều sách báo đề cập đến vấn đề này là những nguồn thông tin rất tốt.
Gỗ Balsa luôn là lựa chọn số 1 để thiết kế mô hình
Thông thường người ta hay chọn gỗ Balsa để thiết kế vỏ hoặc phần khung của mô hình bởi tính chất nhẹ và xốp của gỗ. Bạn nên chọn loại keo chắc chắn, khô chậm, cho phép bạn có thì giờ chỉnh sửa trong quá trình lắp ráp. Một trong những loại tốt nhất là Titebond. Loại này khô chậm nhưng cực kỳ chắc chắn và dễ đánh giấy nhám sau khi đã khô cứng. Tất cả những chỗ nối chịu áp lực lớn như mối nối giữa cánh hay vách ngăn máy nên dùng loại keo này.
Một điểm quan trọng bạn nên chú ý là sự ăn khớp ngay ngắn của cánh. Việc canh cho cánh được ngay thẳng đóng vai trò quyết định trong sự ổn định và tính cách tàu khi bay.
Thông thường vị trí đặt động cơ (hoặc bộ pin điện) sẽ đặt cho cân với 1/3 cánh máy bay
Động cơ cơ bản của máy bay mô hình
Lọai động cơ chủ yếu người chơi mô hình thường dùng hiện nay là loại một xilanh, có bugi, sử dụng xăng là hỗn hợp metanol, nidro, và thầu dầu. Hầu hết các bộ phận được làm bằng nhôm đúc, tiện hoặc gia công bằng máy. Các chiếc máy nhỏ này có thể tạo ra lực đẩy đáng nể, thay đổi tùy theo kiểu và cỡ máy. Một động cơ điển hình và kinh tế có thể tạo ra công suất tương đương 1,1 sức ngựa (HP) khi hoạt động ở 11.500 vòng/phút (RMP). Một động cơ kiểu đua tốc độ có thể đạt 2,4 HP ở vận tốc 20.000 RPM. Các chi tiết máy của các động cơ cơ bản như nhau.
Thiết kế của động cơ có ảnh hưởng đến công suất, độ tin cậy cũng như tuổi thọ của nó. Trục máy có bạc đạn hay không. Sự bào mòn thường xảy ra giữa pit-tông với xi-lanh, trục máy và bạc thau hay bạc đạn. Hiện nay, nhiều động cơ thuộc loại ABC, pit-tông nhôm, lòng xi-lanh áo crôm. Sự kết hợp này thường cho phép động cơ hoạt động bền bỉ nhiều giờ không trục trặc nếu được bảo dưỡng đúng cách. Các động cơ dùng bạc đạn (vòng bi) cho trục cánh quạt thường có công suất cao hơn 25% và bền hơn.
Và những đồ nghề cần thiết khi đi bay
Các thiết bị cần thiết để cất cánh một tàu huấn luyện có thể rất rẻ tiền. Chỉ cần một số thứ cơ bản là đã đủ để một chiếc máy bay cất cánh, nhưng nếu có thêm vài thứ khác thì có thể làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn.
- Glow plug driver: thường gọi là pin mồi, dùng để làm nóng bu-gi để đề máy
- Chicken stick: Giò gà, que (thường có bọc cao-su) dùng để quay cánh quạt cho máy nổ
Pin mồi được cắm vào bugi làm nóng và giò gà quay cánh quạt đề
- Nhiên liệu: pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất động cơ (tại các cửa hàng bán đồ chơi mô hình thường có bán)
- Thiết bị bơm xăng: dùng để bơm xăng vào mô hình
- 4-way wrench khóa kết hợp (chữ thập): dùng mở bu-gi, bù-lon cánh quạt
- Tool box: thùng đồ nghề đựng các dụng cụ trên
Thùng đồ nghề đựng những vật dụng cơ bản
Những món này có giá khoảng 50$ (Giá tham khảo tại một số shop). Giá này có thể hơi khác tuỳ nhãn hiệu và chỗ bán. Có thể cần thêm một số vặn vít, kềm, khoá...cho việc bảo trì trên sân.
Hộp đồ nghề có nhiều giá nhưng cũng có thể tự chế tạo từ những vật liệu có sẵn. Có thể chế tạo thùng đồ nghề đơn giản hay hơi phức tạp một chút từ nhiều bản vẽ phù hợp với nhu cầu.
... Và bay
Hy vọng bài viết này sẽ thực sự có ích cho những ai đang có ý định trở thành một "phi công" dưới mặt đất. Hãy để đam mê của mình cất cánh thật cao nhé.
0 Nhận xét