Máy bay điều khiển đang biểu diễn rất sung, đột nhiên mất lái. Chiếc máy bay điều khiển chúi đầu, cắm xuống đất, gãy vụn. "Vứt đi rồi "- Anh thở dài.
Đang biểu diễn “sung” trong tiếng hò reo phấn khích của mấy chục “người hâm mộ”, bỗng chiếc máy bay điều khiển của Dũng mất lái, chúi đầu, cắm thẳng xuống đất… hạ cánh. Một tiếng “xoảng” vang lên khô khốc, đám đông ồ lên tiếc nuối còn khổ chủ vội chạy lại kiểm tra “vết thương” của con cưng.
“Vứt đi rồi!”, Dũng thở dài nhấc máy bay điều khiển lên ngắm nghía, phần máy nứt toác, đầu máy bay bị dập nát còn hai hai cánh gãy làm đôi.
Muốn biết chơi là phải… đập
Mặc dù vẫn còn vẻ tiếc nuối nhưng khi được hỏi Dũng vẫn cười xòa, vẩy tay: “Mọi người vẫn nói vui muốn chơi trò này là phải… đập. Từ lúc học chơi, tập điều kiện, thậm chí chơi thạo, chuyện “đập” máy bay điều khiển là thường. Mình chơi trò này hơn một năm thì… “vứt đi” cả chục cái rồi”.
“Vứt đi rồi!”, Dũng thở dài nhấc máy bay điều khiển lên ngắm nghía, phần máy nứt toác, đầu máy bay bị dập nát còn hai hai cánh gãy làm đôi.
Muốn biết chơi là phải… đập
Mặc dù vẫn còn vẻ tiếc nuối nhưng khi được hỏi Dũng vẫn cười xòa, vẩy tay: “Mọi người vẫn nói vui muốn chơi trò này là phải… đập. Từ lúc học chơi, tập điều kiện, thậm chí chơi thạo, chuyện “đập” máy bay điều khiển là thường. Mình chơi trò này hơn một năm thì… “vứt đi” cả chục cái rồi”.
Cảnh khổ chủ đi nhặt "xác" máy bay như thế này không hiếm. Chính vì thế, thông thường người chơi thạo, sở hữu 4-5 mô hình khác nhau.
Dũng lý giải, sở dĩ như vậy bởi học chơi máy bay điều khiển không hề dễ. Phải thường xuyên luyện tập từng bước một. Từ những kỹ thuật bay cơ bản nhất là lượn sau đó nâng lên từng cấp độ khó dần như xoay, bay nghiêng, bay vòng, bay ngửa, đứng yên hay kết hợp vừa nghiêng, vừa ngửa vừa xoay trên một đường thẳng…
“Tuy nhiên, để tập xong kỹ thuật bay cơ bản người “lập kỷ lục” học nhanh nhất cũng mất tháng rưỡi, còn thông thường là 2-3 tháng. Hơn nữa, đây cũng là thú chơi mang tính rủi ro cao. Nếu gió quá mạnh, hoặc bộ điều khiển bị nhiễu sóng là máy bay “rụng” như chơi. Mà cái “giống” này cứ đập xuống đất là mất tiền. Nhẹ thì chỉ phải thay vỏ, nặng thì đi đứt cả bộ máy luôn”, Long nói.
Theo lời Long, với những máy bay điều khiển tự chế, bộ vỏ “nhẹ tiền” nhất mất 200-300.000 nghìn đồng, máy 2-3 triệu đồng. Với những chiếc máy dạng lớn, nhập ngoại thì nặng tiền hơn, dao động từ 10-30 triệu đồng. Như vậy, nếu quy ra tiền, mỗi người từ lúc học cho đến khi có thể bay thạo đi tong khoảng 40 triệu đồng”.
Máy bay điều khiển có 2 dòng: xăng và điện...
... Tùy sở thích và trình độ, mỗi người chơi "sắm" cho mình mô hình có giá khác nhau.
Dòng ngoại nhập thường có giá "khoai" hơn dòng tự chế.
Long kể, chủ nhật tuần nào cũng vậy, anh cùng khoảng 50 thành viên của CLB Hàng Không miền Bắc, hàng tuần đều có mặt tại Sân bay Xuân Đỉnh để chơi. “CLB của chúng tôi có đủ các lứa tuổi. Bác già nhất đã sang tuổi 70, cháu nhỏ nhất mới lên 6. Mỗi người mỗi nghề, có người làm giám đốc, có người làm kinh doanh, có người làm giảng viên ĐH, có SV… Vì thế, nếu đánh giá đây là thú chơi “đốt tiền”, hay thú chơi dành cho các đại gia thì không hẳn chính xác. Người chơi máy bay điều khiển tự chế thì không tốn nhiều, người chơi “sang” thì sắm máy bay “khủng” nhập từ Mỹ, Hong Kong…”.
Tuy nhiên, Long cũng khẳng định đây là thú chơi khá kén người bởi để tham gia người chơi cần rất nhiều yếu tố: có kinh tế, đam mê, kiên nhẫn, có kiến thức sơ lược về khí động học, điện kỹ thuật…
Kết cấu khá đơn giản nên người chơi không mất nhiều thời gian để lắp đặt.
Chiếc máy bay điều khiển này có giá khoảng 2000 USD, có thể biểu diễn kỹ thuật bay 3D (bay ngược, xuôi, vòng trên một đường thẳng cũng như nhau).
Các mô hình trước khi cất cánh đều phải thử động cơ kỹ càng để tránh rủi ro.
Điều kiện bay lý tưởng là trời đứng gió.
“Vợ cho mượn được, nhưng máy bay thì… không”
Đó chỉ là câu nói đùa vui của anh Trần Công Tùng, thành viên CLB Hàng không phía Bắc nhưng nó cũng phần nào diễn tả “một cách tượng hình” niềm đam mê của anh với thú chơi máy bay điều khiển này. Bởi theo anh, có một lần cầm điều khiển cho “con cưng” của mình bay vút lên trời, nghe tiếng phành phạch của động cơ mới thấm được hết cái thú, cái vui sướng của những dân "nghiện” máy bay điều khiển như anh.
Còn Nguyễn Hải Nam, sinh viên năm 2, ĐH Bách Khoa, cũng là dân nghiện máy bay mô hình thì vui vẻ chia sẻ: “Cái cảm giác cả đêm thức hí hoáy cắt rồi lắp ráp máy bay, sáng ra cầm điều khiển nhìn máy bay mình cất cánh vui sướng lắm. Bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ thiếu mỗi nước nhảy cẫng lên mà hò reo. Cứ như mấy tháng “cưa cẩm” một cô gái, một ngày đẹp trời cô ấy gật đầu “cái rụp” ấy”.
Anh Trần Công Tùng: "Phải cầm điều khiển, thử trải nghiệm mới thấm được hết cái thú chơi này".
Cậu sinh viên Nguyễn Hải Nam với chiếc máy bay điều khiển tự chế. "Em chơi máy bay mô hình bằng tiền làm thêm".
0 Nhận xét